Đôi
khi một mình loay hoay với bàn phím, làm sao tránh khỏi những phút
chạnh lòng nhớ về từng cảnh cũ với từng người, từng người, từng người
xưa… Mà trong những lúc chạnh lòng như thế, tránh sao khỏi chuyện dòng
suy tưởng thoát ly, đẩy đưa đưa đẩy tới mộng, tới giả tưởng rằng nếu xưa
mình kết được một trong mấy cô phù-sáo 100% kia, không biết nghi thức
đám cưới phía nàng có gì rắc rối khác biệt, tương phản tương đồng với
nghi thức phía mình không ?
Chúng tôi sưu tập trong bài nầy những nghi thức trong hôn lễ của dân tộc Lào, thỉnh thoảng khi thuận tiện sẽ bổ túc bằng vài quan niệm hay nghi thức hôn nhân Việt Nam, giới thiệu đến bạn đọc người Việt với chủ ý thử cùng nhau phản ánh phần nào những điểm tương đồng hay dị biệt trong phong tục và tập quán của hai xứ sở vốn kề sát bên nhau, lại đã có nhiều quan hệ tình cảm qua nhiều thế kỷ (1), vì dù sao hôn nhân - một nền tảng lớn của văn hoá, mà văn hoá là lẽ sống – mãi mãi là căn bản tổ chức gia đình rồi tổ chức nhân quần xã hội của bên nầy hay bên kia dãy Trường Sơn.
Có biết và hiểu tập tục cá tánh của nhau thì trong giao tế cá nhân hay trong ngoại giao giữa quốc gia với quốc gia, theo chúng tôi, không những tránh được ngộ nhận đáng tiếc mà, qua đó, còn dễ thông cảm nhau hơn, nhất là dễ đặt vấn đề và giải quyết vấn đề - nếu có - giữa và với nhau hơn.Và dĩ nhiên chúng tôi cố ý tránh nhắc tới chế độ năm thê bảy thiếp, một chế độ chẳng hay ho gì, vả lại cũng đã lỗi thời ; cũng như sẽ bỏ qua trường hợp hôn nhân dị chủng Lào-Việt, Lào-Pháp, Việt-Mỹ, Việt-Đức … ; dị giáo Phật-Chúa, Phật-Hồi …
Luỵến ai giữa trai và gái :
Nguyên tắc Khổng-Mạnh «nam nữ thọ thọ bất thân» hay «nam nữ dị biệt » là do ta chịu ảnh hưởng của Tàu trong nhiều thế kỷ. Nhưng xét ra, nguyên tắc phân biệt khắt khe nầy chỉ thực sự có trong các gia đình trưởng giả, quan lại, quý tộc tức lớp người may mắn (?) được đọc sách thánh hiền… Tàu ; còn trong lớp người thường, nguyên tắc luân lý nầy xem ra rất tương đối. Nói thế là vì qua kho tàng văn thơ bình dân còn lưu giữ được tới ngày nay, lượng thơ « nam nữ hữu biệt » (so với số văn thơ « nữ nam bất biệt » ) thật không đáng kể, chẳng nghĩa lý gì. Hơn nữa nước ta là nước canh nông, đồng áng tức là sở trường của tuyệt đại đa số là lớp bình dân thì chẳng lẽ các sinh hoạt hàng ngày trên đồng trên ruộng, những lúc nghỉ ngơi trên đê, bên rạch ; những dịp hội hè, đình đám với tục Hát Ví, Hát Giặm, Hát Quan Họ, Hát Bài Chòi… giữa thanh niên thanh nữ lại không có tiếp xúc ? Nếu không có tiếp xúc thì do đâu lại có cả toà văn thơ luyến ái gái trai muôn hình nghìn dạng mà chúng ta vẫn tự hào ?
Song rốt cuộc, nguyên tắc luân lý « nam nữ hữu biệt » ấy cũng đã đi qua để gặp nguyên tắc « nam nữ bất biệt » của dân tộc Lào vốn đã thành tập tục từ xa xưa :
Trai, gái Lào làm quen, tìm hiểu nhau dễ dàng, cởi mở. Con gái Lào, từ 16 tuổi trở lên, được tự do tiếp bạn trai tại nhà, có thể cùng bạn trai đi dự các buổi lễ (Bun), hội chợ (Ngan) trong hay ngoài làng, trong tỉnh hay ở các làng phụ cận. Tình đôi lứa nẩy nở từ sự giao thiệp cởi mở trong khuôn khổ lễ giáo nầy. Người Lào quan niệm vấn đề nam nữ như Cát với Nước, cát với nước tự nhiên thu hút nhau qua tiếp xúc, giao tế. Quan niệm việt nam thì cho chuyện tiếp xúc giữa trai gái như Lửa với Rơm.Không biết tập tục của họ, nhiều anh ngoại quốc, ngoại kiều ( Tàu, Việt…) ngộ nhận sự cởi mở thành sự dễ dãi, tưởng bở nên dại dột đi tắt quá trớn và đã bị lắm phiền hà, tủi nhục.
Chúng tôi sưu tập trong bài nầy những nghi thức trong hôn lễ của dân tộc Lào, thỉnh thoảng khi thuận tiện sẽ bổ túc bằng vài quan niệm hay nghi thức hôn nhân Việt Nam, giới thiệu đến bạn đọc người Việt với chủ ý thử cùng nhau phản ánh phần nào những điểm tương đồng hay dị biệt trong phong tục và tập quán của hai xứ sở vốn kề sát bên nhau, lại đã có nhiều quan hệ tình cảm qua nhiều thế kỷ (1), vì dù sao hôn nhân - một nền tảng lớn của văn hoá, mà văn hoá là lẽ sống – mãi mãi là căn bản tổ chức gia đình rồi tổ chức nhân quần xã hội của bên nầy hay bên kia dãy Trường Sơn.
Có biết và hiểu tập tục cá tánh của nhau thì trong giao tế cá nhân hay trong ngoại giao giữa quốc gia với quốc gia, theo chúng tôi, không những tránh được ngộ nhận đáng tiếc mà, qua đó, còn dễ thông cảm nhau hơn, nhất là dễ đặt vấn đề và giải quyết vấn đề - nếu có - giữa và với nhau hơn.Và dĩ nhiên chúng tôi cố ý tránh nhắc tới chế độ năm thê bảy thiếp, một chế độ chẳng hay ho gì, vả lại cũng đã lỗi thời ; cũng như sẽ bỏ qua trường hợp hôn nhân dị chủng Lào-Việt, Lào-Pháp, Việt-Mỹ, Việt-Đức … ; dị giáo Phật-Chúa, Phật-Hồi …
Luỵến ai giữa trai và gái :
Nguyên tắc Khổng-Mạnh «nam nữ thọ thọ bất thân» hay «nam nữ dị biệt » là do ta chịu ảnh hưởng của Tàu trong nhiều thế kỷ. Nhưng xét ra, nguyên tắc phân biệt khắt khe nầy chỉ thực sự có trong các gia đình trưởng giả, quan lại, quý tộc tức lớp người may mắn (?) được đọc sách thánh hiền… Tàu ; còn trong lớp người thường, nguyên tắc luân lý nầy xem ra rất tương đối. Nói thế là vì qua kho tàng văn thơ bình dân còn lưu giữ được tới ngày nay, lượng thơ « nam nữ hữu biệt » (so với số văn thơ « nữ nam bất biệt » ) thật không đáng kể, chẳng nghĩa lý gì. Hơn nữa nước ta là nước canh nông, đồng áng tức là sở trường của tuyệt đại đa số là lớp bình dân thì chẳng lẽ các sinh hoạt hàng ngày trên đồng trên ruộng, những lúc nghỉ ngơi trên đê, bên rạch ; những dịp hội hè, đình đám với tục Hát Ví, Hát Giặm, Hát Quan Họ, Hát Bài Chòi… giữa thanh niên thanh nữ lại không có tiếp xúc ? Nếu không có tiếp xúc thì do đâu lại có cả toà văn thơ luyến ái gái trai muôn hình nghìn dạng mà chúng ta vẫn tự hào ?
Song rốt cuộc, nguyên tắc luân lý « nam nữ hữu biệt » ấy cũng đã đi qua để gặp nguyên tắc « nam nữ bất biệt » của dân tộc Lào vốn đã thành tập tục từ xa xưa :
Trai, gái Lào làm quen, tìm hiểu nhau dễ dàng, cởi mở. Con gái Lào, từ 16 tuổi trở lên, được tự do tiếp bạn trai tại nhà, có thể cùng bạn trai đi dự các buổi lễ (Bun), hội chợ (Ngan) trong hay ngoài làng, trong tỉnh hay ở các làng phụ cận. Tình đôi lứa nẩy nở từ sự giao thiệp cởi mở trong khuôn khổ lễ giáo nầy. Người Lào quan niệm vấn đề nam nữ như Cát với Nước, cát với nước tự nhiên thu hút nhau qua tiếp xúc, giao tế. Quan niệm việt nam thì cho chuyện tiếp xúc giữa trai gái như Lửa với Rơm.Không biết tập tục của họ, nhiều anh ngoại quốc, ngoại kiều ( Tàu, Việt…) ngộ nhận sự cởi mở thành sự dễ dãi, tưởng bở nên dại dột đi tắt quá trớn và đã bị lắm phiền hà, tủi nhục.
Theo
tục và luật Lào, sự ruồng rở nầy là một tội lỗi, phạm tới Phí Huốn (
thần nhà và phong tục). Chỉ cần cô phù-sáo tuyên bố đã bị chàng trai làm
nhục là chàng trai phải trả một số tiền phạt (tục gọi là Pèng-Huốn).
Trường hợp nầy gia đình bên cô gái sẽ cử một đại diện đi báo tin cho gia
đình chàng trai. Và sau khi đã có đầy đủ chứng cớ, các phù-thậu, phù-kè
(bô lão) trong làng hay trong tỉnh sẽ ấn định số tiền phạt như thế nào,
tùy mức độ của sự xâm phạm. Hơn nữa, chàng trai còn phải tổ chức một
buổi « tạ tội » tại nhà cô gái. Có điều, nếu muốn, chàng có quyền xin
cưới cô gái thì có thể tránh được khoản Peng-Huốn.Khi ông bà – nếu các
cụ còn sống – và cha mẹ của đôi bên quyết định bàn chuyện kết hợp cho
con cái họ thì hai anh chị đã yêu nhau hoặc tối thiểu cũng đã quen biết
nhau rõ ràng. Trước nay hôn nhân Lào chưa bao giờ có cảnh lần đầu vợ
biết mặt chồng là trong ngày cưới .
Theo dulichlao.com
Xem thêm :
Xem thêm các chủ đề: cuoi hoi, cuoi hoi tron goi, le cuoi, le an hoi, be trap, quay phim, chup anh cuoi, hoa cuoi, thiep cuoi, an hoi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét