Thứ Hai, 26 tháng 3, 2012

Táo bạo khi chọn váy cưới hở lưng


Kiểu váy cô dâu sexy giúp tôn lên chiếc cổ thanh tao và phần lưng thon là lựa chọn hoàn hảo cho những cô dâu tổ chức tiệc cưới ngoài trời.
Nếu bạn đang muốn tìm kiếm một chiếc váy cưới đem lại sự khác biệt, nổi bật, thu hút được ánh nhìn của nhiều người trong ngày cưới và đặc biệt là hợp với xu hướng thời trang, hãy thử cân nhắc váy cưới hở lưng. Chiếc váy này hoàn hảo cho những cô dâu muốn khoe vòng một quyến rũ nhưng không quá hở hang.

Kiểu váy cưới nhẹ nhàng này nên được may bằng chất liệu mềm mại, có độ rủ như lụa, satin... để váy uyển chuyển theo bước đi của cô dâu. Vì chiếc lưng ong sẽ được phô bày trước nhiều quan khách nên trước ngày cưới, cô dâu nên tìm đến các spa để chăm sóc làn da, nhất là phía lưng. Khi trang điểm, yêu cầu chuyên viên trang điểm dặm thêm một chút phấn để màu da ở lưng không quá lệch so với da mặt.

Cô dâu cũng nên cân nhắc về dạng áo ngực sẽ mặc với kiểu váy hở lưng. Kiểu áo thích hợp nhất là áo dính dạng silicon, vừa giúp nâng ngực, vừa cố định vị trí ngực và không bị lộ áo ra phần lưng phía sau. Tuy nhiên, chỉ mặc áo silicon khi lễ cưới chuẩn bị diễn ra vì độ dính của áo sẽ làm ngực nóng bức, khó chịu và đôi khi gây ra những ngứa ngáy cho cô dâu.

Những kiểu cổ váy cưới ấn tượng

Chiếc cổ áo là phần quan trọng, quyết định vẻ lộng lẫy, ấn tượng cho váy cưới. Đây cũng là phần được các nhà thiết kế quan tâm nhiều nhất.
Xét về các kiểu cổ áo cưới, có thể nói chúng ta chỉ bắt gặp một số kiểu chung như vai trần, cổ thuyền, cổ tim, cổ chữ U, cổ chữ V,... nhưng sự biến tấu từ đó mới thực sự đa dạng và phong phú. Khi thiết kế váy cưới, điều làm các nhà thiết kế đau đầu nhất chính là phần cổ áo, bởi nó quyết định vẻ lộng lẫy, sang trọng cho toàn bộ váy cưới. Cũng chính vì điều này mà mỗi năm, họ lại đưa ra những thiết kế khác nhau, biến tấu từ những kiểu cổ cơ bản đó.

1coao1.jpg 

Cô dâu xinh như búp bê với váy hồng

Váy cưới màu hồng được cách điệu, với phần đuôi váy may tầng tầng, lớp lớp... biến cô dâu thành nàng công chúa xinh đẹp trong ngày cưới.
Không còn một mực gắn bó với váy cưới trắng tinh khiết và truyền thống nữa, nhiều cô dâu tìm kiếm đến những tông màu nhẹ nhàng, trẻ trung. Trong nhiều màu sắc đỏ, hồng, xanh, tím... thì váy hồng được nhiều cô dâu yêu thích vì sự nhẹ nhàng, tinh tế mà không quá chói lọi.
Trong một đám cưới được trang trí sắc hồng thì chiếc váy cùng màu của cô dâu sẽ khiến bạn ấn tựong, hấp dẫn và sang trọng hơn bao giờ hết. Hơn nữa, dù chọn màu nổi bật nhưng cô dâu vẫn không làm mất đi sự thánh thiện, tinh khiết cần thiết như khi mặc váy màu trắng tinh khôi.
vayhong1.jpg 

Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2012

"Củi hứa hôn" và phong tục cưới hỏi của người Giẻ


Dọc hai bên đường Hồ Chí Minh lịch sử, đoạn qua huyện Đắc Glây (Kon Tum), chúng ta dễ nhận thấy rất nhiều gia đình có những đống củi được cắt bằng nhau, xếp ngay ngắn ở đầu nhà, hoặc trước sân và được che chắn cẩn thận. Đấy là "củi hứa hôn" của các cô gái dân tộc Giẻ.
nguoi_gie1.jpg
Để tìm hiểu rõ hơn về những đống củi này, chúng tôi đã tìm gặp một số già làng hiểu biết về phong tục, tập quán của người Giẻ. Theo phong tục, khi cô gái đã đến tuổi cập kê, đã nhận lời một chàng trai nào đó mà mình ưng ý (sắp lấy chồng), các cô gái thường lên rừng tìm những thân cây chất liệu tốt, đượm than, suôn và thẳng (tốt nhất là thân cây dẻ) đốn bằng nhau, phơi khô và cõng về nhà để chuẩn bị "ngày lành tháng tốt" cõng đến nhà trai. Số lượng củi thường là 100 bó, chiều dài 1 mét và đường kính bó củi từ 40 đến 50cm. Phía nhà trai cũng tích cực chuẩn bị thịt chuột, thịt chim phơi hoặc sấy khô (nguyên cả con) để tiếp đón nhà gái khi cõng củi đến cho mình. Số lượng chuột và chim tùy theo từng gia đình, nhưng thường thì cỡ 60 đến 70 con.
Trong thời gian đôi trai gái tìm hiểu nhau, một người có uy tín trong làng, không có họ hàng với hai gia đình chuẩn bị lễ vật đứng ra làm mai mối. Lễ vật bao gồm: Một hũ rượu nhỏ, hai chiếc cần (ống hút) để uống đem đến nhà trai hoặc nhà gái do người mai mối chọn (thường thì nhà chàng trai) và gọi người con gái đến cùng uống rượu. Sau khi đôi trẻ đã uống, cha mẹ của chàng trai sau đó là người mai mối cùng uống rượu chung vui. Cũng trong thời gian uống rượu và trò chuyện, người mai mối trình bày nội dung của buổi uống rượu hôm đó. Khi hũ rượu đã được uống cạn, cũng là lúc đôi trai gái thành vợ thành chồng. Và, tất nhiên đêm về đôi trai gái được phép ngủ chung. Tuy là vợ chồng của nhau, được ngủ chung trong chiếc buồng nhỏ dành cho họ, nhưng trong thời gian một năm ngủ chung ấy, người con gái không được phép có bầu. Nếu vi phạm quy định, người con gái mang thai khi chưa đủ một năm chung sống, đôi trai gái ấy phải chịu "hình phạt" của làng, sẽ bị đuổi ra xa cách làng hơn 2km, tự làm lều để ở và cũng không được ai quan tâm thăm hỏi đến họ. Nếu ai đến đó sẽ bị lây và mang theo tật xấu về làng...
nguoi_gie2.jpg
Kể từ ngày đôi trai gái bị đuổi, nếu trong làng có ai bị đau ốm, bệnh tật hoặc do sơ ý gây nên tai nạn, gãy chân, gãy tay hoặc mất mát của cải v.v. gia đình nạn nhân và cả làng đổ lỗi cho đôi trai gái ấy. Tất nhiên họ phải bồi thường thiệt hại do họ gây nên là một con trâu, ít nhất cũng phải một con lợn hơn 50kg... do họ đã vi phạm luật của "thần nước", "thần đất", "thần lúa" nên bà con trong làng bị "thần" phạt.
Và cũng kể từ khi bị đuổi khỏi làng sống cách ly với bà con, cho đến khi con họ sinh ra được trên ba tháng mới được làm lễ "Tạ lỗi" và quay về chung sống với dân làng. Lễ vật bao gồm lương thực, thực phẩm phục vụ buổi lễ, kèm theo hai con lợn. Một con dùng để bồi thường uy tín cho già làng, giết thịt cho những người cao tuổi trong làng ăn. Một con dùng cho dân làng ăn mừng "đứa con mới" của đôi trai gái.
Trở lại chuyện về những bó củi "Hứa hôn" của người con gái. Trong thời gian một năm đến ngủ chung ở nhà chồng, cô gái thường lên rừng cõng củi về cho gia đình chàng trai. Thỉnh thoảng, tự tay mình giã gạo mang đến cho "người yêu". Những người trong gia đình cô gái cũng giúp cô cõng củi về nhà tập kết và che chắn cẩn thận. Đến một ngày được xem là "ngày lành tháng tốt", nhà gái cử người đến báo với nhà trai và tập trung họ hàng cõng củi đến nhà trai (chỉ cho phép cõng trong một ngày). Nếu gia đình nhà trai đã đi lên nương rẫy, đích thị chàng trai phải lên nương tìm gọi bằng được họ hàng về để tiếp đón nhà gái. Không chỉ cõng củi cho gia đình chồng, mà nhà gái phải cõng cho anh chị ruột của chồng, là những người đã xây dựng gia đình ra ở riêng mỗi người 20 đến 30 bó củi. Đáp lại tình cảm của họ hàng nhà gái, gia đình chàng trai cũng tập trung anh em lại, giã gạo, thổi cơm mời những người cõng củi ở lại "dự tiệc". Ngoài ra, mỗi người tham gia cõng củi, đều được nhà trai "tặng" một bộ áo quần, ít nhất cũng được một cái Kà Tu. Riêng anh em ruột của cô gái thì nhất thiết phải đủ mỗi người một bộ.
Sau ngày nhà gái đã cõng củi đến nhà trai, gia đình chàng trai chuẩn bị làm cơm mời nhà gái đến "dự tiệc", để cảm ơn nhà gái đã cõng củi cho gia đình. Khi đến mời gia đình nhà gái dùng cơm, phải mang theo lễ vật là những chú chuột, chú chim đã được sấy khô chuẩn bị từ những ngày trước. Số lượng từ 60 đến 70 con tùy thuộc vào nhà trai. Sau hôm cõng củi và lễ mời cơm ấy, họ hàng hai bên mới chính thức trở hành "sui gia", tiếp tục đi lại thăm hỏi nhau theo phong tục của người Việt Nam.
Theo: Quehuongonline.vn
Tags: cuoi hoi, le cuoi, cuoi hoi tron goi, dich vu cuoi, be trap, thiep cuoi, hoa cuoi...

Tục trải gường cưới


Văn hoá truyền thống ở nhiều nước châu Á có những điều kiêng kỵ trong phong tục cưới hỏi, nhằm tránh cho cặp vợ chồng mới cưới những điều không may mắn sau này...
tuc-trai-guong-cuoi.jpg
Trong cuộc sống hiện đại, mọi thủ tục và nghi lễ cưới hỏi phần nào trở nên giản tiện hơn, tuy nhiên vẫn có những  tập tục truyền thống vẫn được duy trì cho đến tận ngày nay, chẳng hạn như tục trải giường cưới.
Chuẩn bị giường cưới cho cặp vợ chồng mới
Phòng ngủ không chỉ là chốn riêng tư để bạn chìm sâu vào giấc ngủ êm ái sau một ngày làm việc mệt mỏi, mà còn là nơi bạn thực hiện nhiều hoạt động thư giãn khác như đọc sách hay xem tivi. Bởi thế, việc thiết kế và trang trí phòng ngủ luôn được chú trọng, đặc biệt trang trí phòng cho những cặp tình nhân mới cưới lại càng được tính toán cẩn thận sao cho vừa tiện dụng lại vừa tạo được một không gian ấm cúng, lãng mạn cho đôi bạn trẻ.
Việc trải giường cưới phải được tiến hành vào ngày, giờ đẹp đã được lựa chọn trước và hợp với tuổi của cả cô dâu, chú rể. Không phải ai cũng được nhờ để trải giường cưới, người được lựa chọn để làm việc này phải là một phụ nữ đã lập gia đình và hiện đang có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, con cái đuề huề. Ở một vài nước Á Đông, trong lúc người lớn tuổi trải giường thì những người xung quanh cùng hát một bài hát cầu mong cho đôi vợ chồng trẻ có một cuộc sống sung túc và sớm sinh quý tử. Người phụ nữ được chọn để trải giường cũng có thể chải tóc cho cô dâu, phong tục này có ý nghĩa mang lại hạnh phúc cho cô dâu mới.
Người được nhờ trải giường chuẩn bị 5 bao lì xì đỏ, nhét vào đó một số tiền may mắn rồi đặt 4 bao lì xì ở bốn góc giường và một bao ở giữa giường dưới khăn trải giường. Hành động này có ý nghĩa cầu mong phú quý và hạnh phúc sẽ đến với đôi bạn trẻ, tình yêu của họ sẽ nhận được sự ủng hộ của mọi người.
Trong phong tục cưới hỏi của người Trung Quốc, sau khi hoàn tất trải chăn nệm, người ta thường đặt lên trên giường một khay trái cây gồm những thứ sau:
  • Một chiếc bánh cưới nhỏ có gắn hai đóa hoa tươi có ý nghĩa là đơm hoa kết trái.
  • Hai quả cam tượng trưng cho sự thịnh vượng.
  • Một ít hạt sen và hành khô tượng trưng cho tình yêu bền vững và con cái đề huề.
  • Mười trái nhãn tượng trưng cho giàu sang phú quý.
  • Một lượng nhỏ trà lá đỏ tượng trưng cho của cải.
Tất cả 5 yếu tố này tượng trưng cho những năm thuận buồm xuôi gió trong cuộc sống gia đình đang chờ đợi đôi vợ chồng trẻ phía trước.
Cho trẻ lên giường
Thông thường, không nên cho ai ngồi lên giường cưới hoặc trải lại giường cưới, đặc biệt là phụ nữ mang bầu. Nhưng nhiều người lớn tuổi cho rằng nên để trẻ con trèo lên giường cưới, người Trung Quốc tin điều đó sẽ giúp cặp vợ chồng mới cưới sớm sinh quý tử.
Phong tục trải giường cưới của người Việt Nam không quá cầu kỳ như của người Trung Quốc. Dù thế, ngày nay, tục trải giường cưới vẫn được nhiều bạn trẻ tuân thủ. Họ thường nhờ một người phụ nữ đứng tuổi mát tay, thường là bạn bè quen biết trong gia đình đến giúp nhà trai trải giường cưới và trang trí phòng cô dâu với mong muốn sẽ có một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc và con cháu đuề huề.
Theo: Tapchilamdep.com

Tags: cuoi hoi, cuoi hoi tron goi, le cuoi, le an hoi, an hoi, dich vu cuoi, hoa cuoi, be trap ...

5 điều kiêng kị trong hôn lễ của người Hoa

Người Trung Hoa xa xưa thường có nhiều tập tục khá thú vị đối với hôn lễ.
1. Chú rể không nên ngủ một mình trên giường khi sắp cưới:
Chăn mới, gối mới và giường mới nên được trải sạch sẽ trước đêm tân hôn và tránh để chú rể ngủ một mình trên giường mới, nếu không sẽ ảnh hưởng đến hôn nhân sau này, cuộc sống dễ đơn độc. Nếu chú rể không có chỗ khác để nghỉ ngơi có thể tìm một cậu thanh nhiên ngủ cùng.
2. Kiêng ăn bánh hỷ
Bánh hỷ tượng trưng cho niềm vui, vì thế bánh này theo tập tục của người Trung Quốc chỉ nên đem đi phân phát cho mọi người. Trong đại lễ, cô dâu không được ăn bánh hỷ, vì ăn bánh này cũng có nghĩa sẽ tiêu tan mất niềm vui.
17.1.jpg
3. Kiêng nói “tạm biệt”:
Khi hôn lễ kết thúc, bạn bè và người thân đều ra về, cô dâu chú rể không nên nói :“tạm biệt”, vì hai từ này có nghĩa là ly biệt, không tốt đối với đôi vợ chồng mới cưới. Vì thế khi tiễn khách nên gật đầu tỏ vẻ đồng ý hoặc vẫy tay chào tạm biệt.
4. Phụ nữ mang thai không nên đưa dâu:
Vào ngày lễ thành thân, khi cô dâu chuẩn bị về nhà chồng, phụ nữ mang thai không nên tiễn. Vì thời xa xưa, mọi người đều cho rằng phụ nữ mang thai tượng trưng cho máu vì thế sản phụ khi đưa tiễn tức là họa sẽ tới gần.
5. Sau khi kết hôn 3 ngày không nên ở lại nhà mẹ đẻ:
Trong truyền thống Trung Hoa, 3 ngày sau khi kết hôn chú rể sẽ đưa cô dâu về nhà mẹ đẻ và gọi là lễ lại mặt. Nhưng cần chú ý, vợ chồng mới cưới sau khi thăm cha mẹ vợ nên kiêng ở lại qua đêm vì dễ làm nhà vợ gặp xui xẻo. Nếu vì nguyên nhân nào đó buộc phải ở lại nhà mẹ đẻ, vợ chồng không nên ngủ cùng giường.
Nguồn Ánh Tuyết(Socola.vn)
Tags: cuoi hoi, cuoi hoi tron goi, le cuoi, le an hoi, dich vu cuoi....

Giống và khác nhau giữa lễ cưới của 3 miền

Hôn Lễ có quy định chặt chẽ của dân tộc Việt từ trước tới nay không có gì thay đổi trên nền tảng cơ bản. Ngày nay, cả 3 miền Bắc Trung Nam vẫn còn lưu truyền, mỗi nơi có một nét đặc trưng riêng biệt, có thể xem là những bài học kinh điển trong các nghi thức Cưới Hỏi.
giong-va-khac-nhau-phong-tuc-cuoi-3-mien.jpg
Hà Nội
Nghi thức, nghi lễ cưới ở Hà Nội so với các vùng khác có quy định nghiêm ngặt hơn, nhưng trải qua một thời gian nghi thức đó cũng đã thay đổi theo tiến bộ của xã hội. Tuy nhiên, dù có thay đổi gì cũng phải giữ 3 lễ:
Chạm ngõ là lễ tiếp xúc đầu tiên, chính thức của hai gia đình nhà trai và nhà gái. Ngày nay, những gia đình ở Hà Nội vẫn giữ nguyên nếp xưa, lễ chạm ngõ vẫn được xem là thủ tục cần thiết, để giữa hai gia đình, "chỗ người lớn" thưa chuyện với nhau. Sau lễ chạm ngõ, người con gái được xem như có nơi có chốn, bước đầu để tiến tới chuyện hôn nhân.
Sau lễ chạm ngõ là đến lễ ăn hỏi. Dù là tầng lớp nào thì cũng không thể thiếu được cơi trầu. Một lễ ăn hỏi của người Hà Nội thì không thể thiếu cốm và hồng. Nếu gia đình khá giả thì ngoài cốm - hồng và trầu cau còn có thêm lợn sữa quay. Ðồ lễ ăn hỏi gắn liền với đặc sản của vùng đất Hà Thành, gồm có: bánh cốm, bánh su sê, mứt sen, chè, rượu, trầu cau, thuốc lá...
Dù lễ vật nhiều, ít nhưng không thể thiếu bánh "su sê", ngày xưa gọi là bánh "phu thê", một số địa phương gọi chệch ra là bánh "su sê" là biểu tượng của đôi vợ chồng duyên phận vẹn toàn. Thông thường lễ ăn hỏi gồm có 3 lễ: lễ đàng nội, lễ đàng ngoại và lễ tại gia. Lễ tại gia thường được chia ra đưa kèm theo người được mời cưới.
Thời gian sau khi ăn hỏi đến lễ cưới thông thường là dưới 10 ngày. Lễ rước dâu ngày xưa có rất nhiều thủ tục, đi đầu đám rước là những người giàu có địa vị trong làng xã, khi đón dâu ra đến đầu làng còn có lễ chăng dây, đầu làng hoặc đầu phố (lễ chăng dây đến đầu thế kỷ XX vẫn còn), muốn đi qua phải đưa một ít tiền.
Ăn uống, tiệc tùng diễn ra trước ngày cưới 1 ngày (bây giờ thường tổ chức ngày trong ngày cưới). Sau khi Hà Nội đô thị hóa, dân cư tập trung chủ yếu ở trung tâm thành phố, là khu vực 36 phố phường thì phong tục cưới xin cũng vì thế thay đổi do tiếp thu trình độ văn hóa phương Tây.
Ðám cưới bắt đầu xuất hiện thiệp báo hỷ, khi đưa thiệp mời cưới phải đưa kèm theo chè và hạt sen (lấy từ lễ ăn hỏi). Ðến nay tục này vẫn còn được giữ lại. Nếu là đám cưới của những gia đình khá giả, phải có quả phù tang (dùng để đựng đồ lễ, dài từ 80cm đến 1m) do hai người khiêng, đựng trầu cau, lợn sơn son (tục này vẫn được giữ trước năm 1945).
Sâm banh được mỡ ra báo hiệu một lễ cưới bắt đầu, rượu sâm banh với bánh sâm ba là hai thứ không thể thiếu trong lễ cưới của những người phong lưu. Nhưng dù là người giàu hay nghèo trong đám cưới cũng chỉ dùng tiệc ngọt (không dùng mặn).
Trong khi đón dâu, cô dâu chú rể phải làm lễ gia tiên, lễ này như một sự tưởng nhớ đến cội nguồn, tổ tiên. Sau lễ thành hôn, hai vợ chồng tân hôn trở về nhà gái mang theo lễ vật để tạ gia tiên gọi là lễ lại mặt. Lễ này hiện nay một số đám cưới bỏ qua, từ sau lễ lại mặt bố mẹ cô dâu mới chính thức tới nhà thông gia, vì trong lễ cưới mẹ cô dâu không đi đưa dâu. Lễ lại mặt thường tiến hành vào ngày thứ hai hoặc thứ tư sau lễ cưới (gọi là nhị hỷ hoặc tứ hỷ).
(Nhà Hà Nội học NGUYỄN VINH PHÚC)
Huế
Quy trình tổ chức lễ cưới ở Huế cũng có đủ các bước thủ tục như các địa phương khác, từ lễ chạm ngõ, hỏi cưới, đến tân hôn vu quy... Nhìn tổng thể, các đám cưới Huế thường diễn ra tiết kiệm, giản đơn, không phô trương, nhưng ở mỗi phần cụ thể khá cầu kỳ, với quan niệm "trọng lễ nghi khi (khinh) tài vật".
Chuẩn bị lễ hỏi, lễ cưới, người Huế thường xem ngày giờ tốt xấu, có khi lên chùa thỉnh ý các cao tăng. Sau khi chọn ngày giờ, hai bên thông gia sẽ báo cho nhau bằng một cuộc thăm đơn giản. Việc này cũng đôi khi do đôi bạn trẻ thực hiện, nhưng phải là hai nhà có thân tình từ trước.
Ðối với đám hỏi, người Huế chỉ xem là buổi gặp mặt giữa hai gia đình và tông tộc thân thích để giới thiệu đôi bạn trẻ, không tổ chức rầm rộ. Ðám cưới Huế có các lễ: xin giờ, nghinh hôn, bái tơ hồng, rước dâu diễn ra ở nhà gái, và đón dâu, trình báo gia tiên ở nhà trai. Người Huế không có tục thách cưới, lễ vật trong lễ cưới tối thiểu chỉ gồm có mâm trầu cau, rượu trà, nến tơ hồng, bánh phu thê. Nếu khá giả, nhà trai có thể thêm bánh kem, bánh dẻo; không có "lợn quay đi lộng" như nhiều nơi. Ngoài ra, đám cưới ở Huế luôn có phù dâu, phù rể và hai đứa trẻ rước đèn đi trước. Hai đứa trẻ thường là 1 trai 1 gái, tuổi tương đương cầm lồng đèn hay cầm hoa.
Trong đêm tân hôn, đôi bạn trẻ phải làm lễ giao bôi hợp cẩn. Người Huế có tập tục để trong phòng hoa chúc một khay lễ với 12 miếng trầu, đĩa muối, gừng và rượu giao bôi. Ðôi bạn trẻ phài nhai hết 12 miếng trầu ấy, tượng trưng cho 12 tháng hòa hợp trong một năm, 12 năm hòa hợp tuần hoàn trong một giáp âm lịch. Việc ăn muối ăn gừng mang màu sắc dân gian, biểu tượng nghĩa tình nồng thắm. Còn rượu giao bôi thì theo đúng với lễ giáo phong kiến của Trung Hoa cũ.
Khi đưa dâu, thông thường bố mẹ cô gái sẽ không theo xe, mà hôm sau mới sang nhà trai, với ý nghĩa xem cô con gái ngày đầu về làm dâu có làm điều gì phật lòng nhà chồng. Buổi gặp này, hai bên thông gia đối đáp những câu khách sáo, nhắn gửi con cái cho nhau, và căn dặn con mình phải thuận thảo với gia đình bên vợ hoặc bên chồng. Hiện nay, lễ này đã được nhiều gia đình Huế giảm bớt, bằng cách khi rước dâu, bố cô gái theo về nhà trai bằng một chiếc xe khác xe hoa, và tại tiệc đãi sẽ trao đổi với nhà trai. Ba ngày sau lễ cưới, cô dâu mới được trả lại nhà bố mẹ để thu dọn tư trang về nhà chồng, bắt đầu cuộc sống làm dâu.
Tính cầu kỳ của người Huế tại lễ cưới chủ yếu trong cách hành xử. Không hề có chuyện ầm ĩ ồn ào thái quá trong các lễ và tiệc cưới. Trao đổi ngôn từ giữa hai bên thông gia, giữa bà con thân thuộc đều rất thận trọng. Việc thưa gửi, trình bày của chủ hôn, bố mẹ hai bên đều rất khuôn sáo và không bỏ sót ai.
Ðặc biệt, quan hệ tuổi mạng rất được coi trọng ở đám cưới Huế. Vị chủ hôn thường là vị cao niên trong dòng tộc hai bên, thân thuộc với gia đình, vợ con đầy đủ, không tật bệnh, tuổi không khắc kỵ đôi tân hôn. Các phù dâu phù rể là người chưa có chồng vợ, tính tình vui vẻ nhanh nhẹn. Một số nhân vật khác cũng được lựa chọn tùy phần nghi lễ phù hợp. Ðơn cử trước ngày cưới đôi tân hôn có thể đưa nhau đi may áo cưới (nếu gia đình khá giả), thì ngày giờ đi may phải tốt, chủ tiệm may là người còn cả vợ chồng, nhiều con cái, gia đình hòa thuận.
Việc bài trí phòng tân hôn phải do một người phụ nữ lớn tuổi, phúc hậu sửa soạn. Lễ vật rước dâu, nhà trai nhờ một người cao tuổi, đủ vợ chồng con cái, gia đình hòa thuận kiểm tra. Người này cũng sẽ têm trầu cau, bày cặp nến hồng trên bàn thờ gia tiên nhà gái. Sau khi lễ xong, cặp nến hồng cũng phải được người này thổi tắt. Số người nhà trai đi rước dâu luôn ở số chẵn. Trước khi đi và khi đón dâu về, nhà trai thường cử vài người đàn ông trẻ tuổi hoạt bát, đã có vợ con ra đứng đón sẵn để "lấy hên" cho đôi tân hôn.
(Tiến sĩ TÔN THẤT BÌNH)
Nam Bộ
Hôn lễ chính cử hành tại gia đình. Vì là lễ điều kiện tiên quyết là trang nghiêm, sạch sẽ. Vị trí buổi lễ là khu vực thờ tổ tiên, trong nhà, trang trí tùy theo gia đình, phải có đủ "hương đăng hoa quả".
- Họ hàng đàng trai đến, có người làm mai đi đầu. Phẩm vật đưa đến, ngoài trái cây, bánh kẹo, phải có trầu cau, truyền thống này nay vẫn giữ, nghe đâu có từ thời Hùng Vương dựng nước. Ðó là nét văn hóa, linh thiêng của dân tộc Việt. Phải có cặp đèn (nến) thật to, trùng với kích thước của đôi chân đèn trên bàn thờ.
Ðại diện nhà trai đến, kính cẩn mời đàng gái uống trà, rượu, và mời ăn trầu. hai bên bàn bạc với nhau vài chi tiết, tặng nữ trang, tiền mặt, không mất thì giờ vì đã thỏa thuận với nhau từ trước rồi. Xong xuôi, người trưởng tộc của đàng gái tuyên bố: "Xin làm lễ lên đèn". Hiểu đó là kiểu "ký tên, đóng dấu" chính thức.
- Lên đèn là nghi lễ quan trọng và thiêng liêng nhất, bắt buộc phải có. Hai ngọn nến to, do đàng trai đem đến được đặt trên bàn thờ ông bà. Người trưởng tộc bèn khui một chai rượu, trong số hai chai do đàng trai đem đến. Rồi thì ông đứng trước bàn thờ ngay chính giữa, cô dâu và chú rể đứng hai bên, im lặng. Hai ngọn đèn được đốt lên, từ ngọn lửa của cái đèn trứng vịt nhỏ của bàn thờ (hiểu là lửa hương hỏa). Hai ngọn đèn cháy từ từ, đặt sát nhau vì người làm lễ đang áp vào hai tay, như khấn vái.
Khi lửa cháy đều ngọn, ông này từ từ giang cánh tay ra trao cho hai người trợ lý mỗi bên một ngọn để cắm vào chân đèn. Ngọn đèn phải cháy thong dong, đều đặn, nếu bên cao bên thấp thì sẽ có dư luận chàng rể sợ vợ, cô dâu sẽ lấn hiếp chồng. Ðề phòng nến tắt, nhiều người đóng cửa sổ thật kỹ, sợ gió tạt hoặc tạm thời tắt quạt máy.
Ngày nay, đèn chế biến bằng hóa chất, không làm bằng sáp ong như xưa nên dễ tắt bất ngờ. Trong lúc lên đèn, có sự tôn nghiêm kỳ lạ. Lửa là sự sống, là niềm lạc quan. Lửa nối quá khứ, nối tổ tiên đến hiện tại. Lửa nối mặt đất lên trời. Lửa dịp lễ hội ở đình làng, với đèn. Lửa ở ngay cà những Thế vận hội. Lễ lên đèn theo tôi là lễ quan trọng, bắt buộc phải có ở mọi hôn lễ từ xưa đến nay. Lên đèn là đủ rồi.
Theo Socola
 
Tags: le an hoi, an hoi, le cuoi, cuoi hoi tron goi, cuoi hoi, dich vu cuoi,....

Nhẫn cưới từ các nền văn hóa

Nhẫn cưới không đơn thuần chỉ là một cặp nhẫn bằng vàng mà các cặp uyên ương trao cho nhau mà chúng có những ý nghĩa khá thiêng liêng. Trước hết “cặp vòng tròn” hoàn hảo ấy luôn được coi là biểu tượng của một tình yêu bất diệt. Nhưng với mỗi kiểu cách hay chi tiết khác nhau của mỗi nền văn hóa lại mang một ý nghĩa khác biệt nhau nữa. Chẳng hạn, theo truyền thống của người Ấn Độ thì người phụ nữ có chống sẽ đeo nhẫn ở ngón chân cái chứ không đeo nhẫn ở ngón áp út.
nhan-cuoi-tu-cac-nen-van-hoa.jpg
Nhẫn chạm khắc của người Hawaii.
Những đôi tân hôn người Hawaii thường trao cho nhau những cặp nhẫn được chạm khắc tên của cô dâu chú rể trên đó. Những ký tự được trạm khắc thường có kết cấu khá tinh vi, được thiết kế bằng chữ cổ và cũng thường được chạm màu tối để nổi bật trên nền bằng vàng của cặp nhẫn.
Nhẫn Claddagh của người Ai-len.
Đặc điểm chi tiết của chiếc nhẫn Claddagh là một trái tim đội vương miện bên trên và có hai bàn tay đỡ hai bên sườn trái tim đó. Theo người Ai-len thì chiếc nhẫn là biêu tượng cho tình yêu, lòng trung thành và cả tình bạn. Cô dâu chú rể trao cho nhau chiếc nhẫn Claddagh trong ngày cưới và họ có thể đeo chiếc nhẫn này đảo chiều xuôi hoặc ngược đều được và tất nhiên cũng có thể đeo ở tay trái hoặc tay phải.
Nhẫn “ba ngôi” của người Nga.
Những người theo đạo chính thống ở Nga thường tôn vinh những chiếc nhẫn “ba ngôi”. Những cặp nhẫn này được thiết kế với ba vòng nhẫn xoắn lại với nhau và có cùng chất liệu nhưng có ba màu khác nhau. 3 vòng của chiếc nhấn là biểu trưng cho sự trung thực, lòng trung thành và cả sự lãng mạn trong tình yêu.
Nhẫn Puzzle Thổ Nhĩ Kỳ.
Chiếc nhẫn Puzzle này có lịch sử phát triển khoảng 2000 năm trước đây và nó có một truyền thuyết liên quan đến việc một anh chàng Thổ Nhĩ Kỳ nào đó muốn thử lòng trung thành của vợ mình. Chiếc nhẫn này có kết cấu mặt giống như hình của nhiều sợi dây bện lại và tạo nên một tác phẩm đầy tính sáng tạo làm minh chứng cho tình yêu.
Nhẫn Bichiya Ấn Độ.
Những người phụ nữ đã có chồng người Ấn Độ thường đeo một chiếc nhẫn ở ngón chân cái của họ và chúng có tên gọi là Bichiya. Trước đây, Bichiya không nhất thiết phải được làm bằng vàng nhưng hiện nay bichiya được làm khá nhiều bằng vàng hoặc kim cương.
Đeo nhẫn cưới tay nào?
Người Hy Lạp cổ đại cho rằng nên đeo nhẫn cưới ở ngón tay áp út bên trái vì họ tin rằng ngón tay này nằm trên “đường giao” đến trái tim con người. Người La Mã gọi đó là “vena amouris” hay còn có nghĩa là nguồn mạch tình yêu. Tuy nhiên có nhiều nền văn hóa lại không coi trọng việc đeo nhẫn cưới tay trái hay tay phải. Lại có những phong tục của một số dân tộc khác lại quy định đeo nhẫn cưới tay phải vì bên phải tượng trưng cho sự ngay thẳng, đạo đức và công bằng.
Dù bạn có đeo nhẫn tay trái hay tay phải, dù chiếc nhẫn đó là vàng hay không hoặc chiếc nhấn đó như thế nào thì điều quan trọng nhất mà bạn cần biết đó là, chiếc nhẫn là biểu tượng cho tình yêu cũng như sự nhẫn nhục trong cuộc sống hôn nhân của hai người.
Theo: Socola.vn
Tags: le an hoi, an hoi, le cuoi, cuoi hoi, cuoi hoi tron goi, dich vu cuoi....

Thứ Hai, 19 tháng 3, 2012

3 nghi lễ quan trọng trong đám cưới người Việt

Đồ lễ dạm ngõ, ăn hỏi và đám cưới của người Việt thường có chữ 'Hỷ' đỏ để thể hiện sự hạnh phúc. Ảnh: Kaleidoscope.
Đồ lễ dạm ngõ, ăn hỏi và đám cưới của người Việt thường có chữ 'Hỷ' đỏ để thể hiện sự hạnh phúc. Ảnh: Kaleidoscope.
Người Việt Nam thường rất coi trọng lễ cưới hỏi, đặc biệt ở miền Bắc trước đây còn có giai đoạn nếu muốn tổ chức đám cưới phải trải qua 6 nghi lễ (theo tiếng Hán Việt là "lục lễ thành thân"), nhưng hiện nay, đám cưới truyền thống đã được giản lược đi, còn lại 3 nghi lễ quan trọng nhất là dạm ngõ (hay chạm ngõ), ăn hỏi, đón dâu (lễ cưới).
Theo trình tự thời gian, lễ dạm ngõ (chạm ngõ) sẽ diễn ra trước tiên. Đây là nghi lễ đơn giản nhất trong 3 lễ, mang ý nghĩa là buổi gặp gỡ chính thức của hai gia đình. Nhà trai chuẩn bị trầu cau, hoa quả, bánh kẹo và báo trước cho nhà gái để chọn thời điểm thích hợp đưa lễ vật đến nhà gái để thắp hương, chính thức đặt vấn đề cho đôi uyên ương được tìm hiểu nhau trước khi đi đến quyết định hôn nhân. Điều đặc biệt cần ghi nhớ trong lễ dạm ngõ là các lễ vật đều phải là số chẵn.
Trong thực tế, đa số các bạn trẻ hiện nay đã quen biết và yêu thương nhau trước khi diễn ra lễ dạm ngõ nên lễ này mang yếu tố tinh thần là chủ yếu. Trong lễ dạm ngõ, gia đình hai nhà cũng sẽ bàn bạc về dự định ăn hỏi, lễ cưới.
Số lượng đồ lễ sẽ tùy thuộc vào nhà gái và tùy thuộc vào từng vùng miền. Ảnh: Vanhoaviet.
Số lượng đồ lễ sẽ tùy thuộc vào nhà gái và tùy thuộc vào từng vùng miền. Ảnh: Vanhoaviet.
Số lượng đồ lễ sẽ tùy thuộc vào nhà gái và tùy thuộc vào từng vùng miền. Ảnh: Vanhoaviet.
Sau khi đã hoàn thành việc dạm ngõ, hai nhà sẽ tiếp tục tiến đến nghi lễ quan trọng thứ hai, đó là lễ ăn hỏi. Nghi lễ này được coi như lễ đính hôn trong phong tục truyền thống của người Việt. Đây là sự thông báo chính thức về việc hứa gả con cái giữa hai họ.
Đối với miền Bắc, lễ vật nhà trai cần chuẩn bị số lễ là lẻ, bao gồm 5, 7, 9 hay 11 lễ. Còn ở miền Nam lại ngược lại, nhà trai phải chuẩn bị số lễ chẵn. Ở cả hai miền, nhà gái đều là người quyết định số lượng lễ cũng như các vật phẩm trong lễ vật. Thông thường, lễ ăn hỏi sẽ gồm trầu cau, rượu, thuốc lá, chè, mứt sen, bánh cốm, bánh susê, hoa quả, xôi, lợn.
Tại Hà Nội, các gia đình thường đến Hàng Than để đặt lễ vật ăn hỏi trọn gói, hoặc mua bánh cốm, bánh suse ở hiệu Nguyên Ninh, số 11 Hàng Than, mua mứt sen trần ở hiệu Ninh Hương, số 22 Hàng Điếu, hoặc Phương Soát, 75 Hàng Điếu.
Nhiều nhà trai không đặt lễ trọn gói muốn tự chuẩn bị đồ lễ ăn hỏi. Kaleidoscope.
Nhiều nhà trai không đặt lễ trọn gói muốn tự chuẩn bị đồ lễ ăn hỏi. Kaleidoscope.
Sau khi tự tay sắm sửa các đồ lễ, nhiều gia đình tự tay đóng lễ vật ăn hỏi, sau đó đem ra hàng bán trầu cau trên phố Hàng Than để đóng lại. Việc tự tay chuẩn bị đồ lễ tuy mất công nhưng nhà trai có thể yên tâm về số lượng cũng như chất lượng từng vật phẩm. Điều đặc biệt cần lưu ý trong lễ ăn hỏi là nhà trai phải chuẩn bị 3 phong bì đựng tiền (gọi là lễ đen), một phong bì dành cho nhà nội cô dâu, một phong bì dành cho nhà ngoại cô dâu và phong bì còn lại để thắp hương trên bàn thờ nhà cô dâu. Số tiền tùy thuộc vào nhà gái.
Vào ngày đẹp đã định sẵn, nhà trai gồm các bô lão trong họ, bố mẹ chú rể và chú rể sẽ mang tráp đến nhà gái, các tráp này sẽ được bưng bê bởi những thanh niên chưa vợ, đồng thời nhà gái cũng phải có số lượng các thiếu nữ chưa chồng tương ứng để đỡ tráp. Khi trao tráp xong, nhà trai sẽ lì xì cho đội đỡ tráp nữ và ngược lại, nhà gái sẽ lì xì cho đội bưng tráp nam, số tiền lì xì tùy thuộc vào hai nhà và nên thống nhất trước. Trong lễ ăn hỏi, cô dâu thường diện áo dài truyền thống, còn chú rể mặc vest.
Thủ tục ăn hỏi thường tiến hành khi các vị quan khách hai bên đã an tọa, đại diện nhà trai sẽ phát biểu trước, giới thiệu các thành phần tham gia đám hỏi và lý do ăn hỏi để làm thủ tục kết đôi cho đôi uyên ương. Để đáp lễ, đại diện nhà gái sẽ phát biểu tương tự, đồng thời thay mặt gia đình chấp thuận đề nghị của nhà trai và nhận lễ vật. Sau đó, hai bố mẹ của hai nhà sẽ thắp hương báo cáo gia tiên nhà gái. Thủ tục cuối cùng là cô dâu và chú rể ra mắt hai họ, rót nước, mời trầu các vị quan khách.
Trong đám cưới hiện nay, các cô dâu và chú rể sẽ trao nhẫn, vật tượng trưng cho sự gắn bó lâu dài, bền vững. Ảnh: Austine.
Trong đám cưới hiện nay, các cô dâu và chú rể sẽ trao nhẫn, vật tượng trưng cho sự gắn bó lâu dài, bền vững. Ảnh: Austine.
Để kết thúc nghi lễ đám cưới truyền thống, hai nhà sẽ tổ chức lễ đón dâu. Trong ngày giờ đẹp đã được chọn sẵn, chú rể sẽ cùng bố mẹ và đoàn nhà trai tới nhà gái trong trang phục nghiêm chỉnh, mang theo xe hoa, hoa cưới để đón cô dâu về nhà chồng. Cô dâu sẽ diện váy cưới và chú rể diện vest lịch lãm.
Đại diện nhà trai sẽ xin phép gia đình cô dâu được thắp hương trên bàn thờ nhà gái để báo cáo và làm thủ tục đón dâu. Khi đó, bố cô dâu sẽ đưa con gái về nhà chồng, mẹ cô dâu phải ở lại nhà gái theo phong tục cổ truyền. Khi về tới nhà chú rể, đôi uyên ương sẽ thắp hương tại nhà trai, sau đó nghi lễ thành hôn được diễn ra, tùy theo gia đình hai nhà mà tổ chức tiệc ngọt hay tiệc mặn ở khách sạn.
Đặc biệt ở một số vùng miền, bố mẹ chồng không đi đón dâu mà để các bậc cha chú trong họ làm người đại diện. Một số vùng khác còn có phong tiệc cưới hai lần, tùy theo tuổi cô dâu mà xin dâu luôn trong đám ăn hỏi rồi đón cô dâu về nhà ngay trong hôm ăn hỏi. Sáng sớm ngày hôm sau, cô dâu sẽ tự mở cửa ra về lại nhà mình, như thế được coi như một lần xuất giá. Tiếp đến, lễ cưới và đón dâu lần hai sẽ diễn ra như bình thường.
Nhiều cặp đôi muốn tổ chức tiệc cưới cùng bạn bè theo phong cách hiện đại. Ảnh: Hallgen.
Nhiều cặp đôi muốn tổ chức tiệc cưới cùng bạn bè theo phong cách hiện đại. Ảnh: Hallgen.
Ngày nay, ngoài đám cưới truyền thống, nhiều đôi uyên ương còn chọn một ngày cuối tuần rảnh rỗi để tổ chức tiệc chia vui với bạn bè, mời số lượng hạn chế, trang trí theo phong cách hiện đại. Đây cũng là quan điểm mới mẻ và bữa tiệc trở nên gần gũi, vui vẻ hơn.
                                                                                                                                 Ngôi sao
Tags:  le an hoi, lễ cưới hỏi, cuoi hoi tron goi, dich vu cuoi

Đồ lễ ăn hỏi

Đồ lễ ăn hỏi 9 Tráp 3 lễ rồng phượng Giá
1. Cau Đông Hải Phòng (100 quả) + Trầu vỏ 1,000,000
2. Bánh Cốm Nguyên Ninh 11 Hàng Than 640,000
3. Sen bắc Ninh Hương 22 Hàng Điếu (9 hạt) 620,000
4. Chè Tân Cương Thái Nguyên (vỏ hộp rông + phượng) 620,000
5. Lẵng Volka + Thuốc Vina 1,000,000
6. Hoa quả kết Rồng loại đặc biệt 2,000,000
7. Hoa quả kết Phượng loại đặc biệt 2,000,000
8. Xôi gấc trang trí hoa đỗ xanh (7kg) 490,000
9. Lợn sữa quay loại đặc biệt      (7kg) 1,540,000
Mâm khăn nhung rồng phượng 180,000
Tổng 10,090,000
Ghi chú:
-         Khuyến mại 100 túi chia xuất nilon loại đẹp trị giá 100.000
-         Khuyến mại phong bì lễ loại đẹp + phong bì lại duyên trị giá 50.000
-         Quà tặng khuyến mại vui lòng không quy đổi thành tiền mặt
-         Miễn phí vận chuyển tối đa bán kính 7km ( đường ôtô )
-         Giá sản phẩm thay đổi theo giá thị trường

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được ưu đãi tốt nhất !
http://cuoihoihuongly.com
Tags: le an hoi, lễ ăn hỏi

Công ty TNHH Tổ Chức Sự Kiện Cưới Hỏi Hương Ly
Địa chỉ : 68 Quang Trung - Hà Đông - Hà Nội
Hotline : 0934.64.17.97 - 04 33 11 9478